Gamification là một chiến lược không còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng không phải vì như thế mà nó trở nên lỗi thời. Đây là chiến lược tuyển dụng, đào tạo nhân sự giúp cải thiện quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên một cách hiệu quả hơn mà không hề nhàm chán. Vậy tại sao chiến lược Gamification “luôn mới” như vậy?! Hãy cùng Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global tìm hiểu về Gamification trong bài viết dưới đây.

Chiến lược Gamification là gì?

Gamification là việc áp dụng các yếu tố của trò chơi vào các hoạt động không phải trò chơi nhằm kích thích sự hứng thú, động viên và tạo cam kết từ người tham gia. Trong lĩnh vực tuyển dụng, gamification dùng các yếu tố trò chơi như điểm số, xếp hạng, huy chương, thưởng,… để đánh giá và sàng lọc ứng viên, nâng cao trải nghiệm của họ, cũng như xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng.

Gamification không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, thú vị, thu hút và sáng tạo trong doanh nghiệp.

Lợi ích của áp dụng Gamification trong tuyển dụng

Đối với nhân viên

Gamification làm tăng tính tương tác và sự tham gia của người học trong quá trình học. Bằng cách sử dụng các yếu tố của trò chơi như cạnh tranh, điểm số, thăng cấp và phần thưởng, người học được kích thích và không cảm thấy nhàm chán. Điều này thúc đẩy động lực học và khuyến khích hoàn thành nhiệm vụ.

Gamification cũng phát triển các kỹ năng mềm như tự tin, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian cho người học. Những kỹ năng này quan trọng trong công việc và giúp họ phát triển sự nghiệp.

Sử dụng Gamification trong đào tạo nhân sự củng cố sự tham gia và tập trung của nhân viên. Thay vì chỉ ngồi nghe giảng hoặc đọc tài liệu, họ tham gia vào các trò chơi, thử thách và hoạt động thú vị khác. Điều này kích thích sự tò mò, khám phá và hứng thú của nhân viên, giúp họ học hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp

Tiến sĩ Yamazaki Kyoko, người từng giữ vị trí Giám đốc Nhân sự tại Hermes Japan và được chứng nhận là một chuyên gia HR bởi tổ chức JSHRM, đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và áp dụng Gamification vào lĩnh vực đào tạo nhân sự. Theo bà, ở Hermes, các khóa đào tạo cấp quản lý về phát triển tư duy và kỹ năng lãnh đạo kéo dài từ 3 đến 7 ngày được thiết kế để học viên “chơi” trong suốt thời gian đó. Các trò chơi được tích hợp một cách khéo léo vào bài giảng để giúp học viên tự mình hiểu và áp dụng các nguyên lý, từ đó nâng cao kỹ năng và tương tác lãnh đạo của họ.

Gamification không chỉ giúp nhân viên cải thiện khả năng giải quyết vấn đề mà còn tạo ra sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc. Các hoạt động gamification được thiết kế để phát triển kỹ năng này, giúp nhân viên tự tin và hiệu quả hơn trong việc giải quyết các thách thức công việc.

Ngoài ra, gamification còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo bằng cách triển khai các hoạt động trên các nền tảng học trực tuyến. Điều này mang lại sự tiện lợi và hiệu quả hơn so với việc tổ chức các khóa đào tạo truyền thống, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo một cách đáng kể.

Các thành phần của Gamification trong chương trình đào tạo nhân sự

Thưởng và khen thưởng

Gamification sử dụng thưởng hoặc phần thưởng làm động lực để thúc đẩy nhân sự hoàn thành mục tiêu đào tạo. Phần thưởng này có thể là một món quà, đồ vật hoặc chứng nhận nhằm tăng khả năng hứng thú của nhân sự.

Điểm số và bảng xếp hạng

Sử dụng điểm số và bảng xếp hạng như một biện pháp nhằm kích thích khả năng phấn đấu và thi đua cho nhân sự. Nhưng hãy đảm bảo là môi trường cạnh tranh hoàn toàn lành mạnh để tránh gây thái độ thù địch và chia rẽ nội bộ.

Trò chơi

Sử dụng trò chơi trong đào tạo sẽ giúp chương trình đào tạo trở nên hấp dẫn, thú vị và sáng tạo hơn. Điều này sẽ giúp nhân sự của bạn tham gia đào tạo một cách tích cực và cởi mở hơn. Các trò chơi có thể là các câu đố, trò chơi trí tuệ hoặc các trò chơi liên quan đến nội dung học tập. 

Xây dựng chiến lược Gamification trong đào tạo nhân sự và tuyển dụng

Bước 1: Xác định mục tiêu và đối tượng của chương trình đào tạo nhân sự là bước quan trọng để áp dụng Gamification một cách hiệu quả. 

Gamification đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa mục tiêu và đối tượng, vì vậy bạn cần xác định rõ ràng hai yếu tố này trước khi thiết kế chương trình.

  • Mục tiêu: Định rõ những gì bạn muốn đạt được từ chương trình đào tạo, bao gồm việc phát triển kỹ năng, kiến thức, thái độ và hành vi của người học. Sử dụng công cụ SMART để đảm bảo mục tiêu cụ thể, đo lường được, có ý nghĩa và có thời hạn.
  • Đối tượng: Miêu tả chi tiết về đối tượng của chương trình đào tạo, bao gồm thông tin về đặc điểm demografic, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và nhu cầu học tập của họ. Sử dụng công cụ Persona để tạo ra hình ảnh sinh động về người học mẫu.

Bước 2: Thiết kế các yếu tố Gamification cho chương trình đào tạo nhân sự phụ thuộc vào mục tiêu và đối tượng đã xác định. 

Dưới đây là một số ví dụ:

  • Đào tạo về sản phẩm mới: Thiết kế các hoạt động trò chơi như trắc nghiệm, điền từ khuyết, hoặc ghép cặp để kiểm tra và củng cố kiến thức cho người học.
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp: Sử dụng các kịch bản mô phỏng, video hoặc âm thanh để người học luyện tập và nhận phản hồi từ các vai diễn khác nhau.
  • Đào tạo cho những người giàu kinh nghiệm: Thiết kế các trò chơi xây dựng, quản lý, giải đố hoặc hợp tác để tạo ra giá trị và ý nghĩa cho người học.

Bước 3: Triển khai và đánh giá hiệu quả của Gamification trong chương trình đào tạo nhân sự là bước cuối cùng. 

Đảm bảo rằng chương trình không chỉ truyền đạt kiến thức và kỹ năng mà còn giữ được sự hứng thú, động lực và cam kết của người học. Sử dụng các phương tiện đánh giá để đo lường hiệu quả của Gamification và điều chỉnh nếu cần thiết.

Đào tạo nhân sự là một chương trình cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc áp dụng chiến lược Gamification vào chương trình đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp có thể giúp nâng cao năng lực của nhân sự, tạo ra đội ngũ nhân sự giỏi nhất cho doanh nghiệp nhưng không hề tạo ra sự nhàm chán, gò bó hay áp lực cho doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global về chiến lược Gamification. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trên hành trình phát triển đội ngũ nhân lực tài giỏi và tăng nhanh doanh thu hiệu quả nhất.

—————-

Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo (SI Global)

Fanpage Facebook: Học viện SI Global

Hotline: 0966 644 800

Email: ngoc@thesiglobal.com

Website: https://thesiglobal.com/

Địa chỉ: 87 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.

Leave a Comment