Trong những năm gần đây, một phong cách lãnh đạo đang nổi lên nhanh chóng và được nhiều nhà lãnh đạo áp dụng goi là lãnh đạo chuyển đội. Vậy phong cách này có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global tìm hiểu lãnh đạo chuyển đổi là gì thông qua bài viết dưới đây!
Lãnh đạo chuyển đổi là gì?
Lãnh đạo chuyển đổi (hay transformational leadership) là mô hình lãnh đạo dựa trên sự khuyến khích và truyền cảm hứng cho các thành viên trong tổ chức nhằm tạo ra những thay đổi tích cực. Những nhà lãnh đạo chuyển đổi sẽ giúp người khác phát triển và hình thành tố chất quản lý bằng cách đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, trao quyền cho họ và thống nhất giữa nhu cầu cá nhân với nhu cầu của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo này, giúp nâng cao tinh thần làm việc nhóm, dẫn đến sự đổi mới nhanh chóng, cải thiện giải quyết xung đột.
Yếu tố làm nên lãnh đạo chuyển đổi
Tạo hình mẫu về phẩm chất:
Người lãnh đạo sẽ hấp dẫn dân viên của mình bởi phẩm chất đáng kính trọng. Chẳng hạn như: sự tự tin, tầm nhìn chiến lược, sự cao thượng, quan tâm đến lợi ích cá nhân và tổ chức,…
Hình mẫu về hành vi:
Những hành vi đạt chuẩn mực của người lãnh đạo sẽ là tấm gương và hình mẫu để cấp dưới học tập, noi theo. Hành vi của lãnh đạo cũng sẽ giúp gây dựng tình cảm của nhân viên.
Truyền cảm hứng:
Một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng sẽ giúp khơi dậy tinh thần làm việc cho nhân viên của mình. Thông qua đó, họ sẽ làm thu hút nhân viên của mình để có hứng thú với công việc và đạt nỗ lực cao nhất để hoàn thành công việc.
Kích thích trí tuệ:
Dựa trên tư duy đổi mới, những người lãnh đạo này luôn hướng đến sự cải tiến tư duy tổ chức để đạt được thành công cao hơn. Điều này đòi hỏi tổ chức các khóa học kỹ năng và hội thảo thường xuyên để khuyến khích sáng tạo và đánh giá liên tục.
Cân nhắc yếu tố cá nhân:
Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng một môi trường cởi mở để mỗi cá nhân được phát triển và thể hiện sự trách nhiệm của mình. Người lãnh đạo chuyển đổi cần quan tâm đến từng cá nhân để khuyến khích họ phát triển và góp ý.
Đặc điểm của lãnh đạo chuyển đổi
Những nhà lãnh đạo chuyển đổi thương có những đặc điểm sau đây:
- Họ có khả năng truyền cảm hứng và khơi dậy tinh thần làm việc của mọi người
- Những nhà lãnh đạo chuyển đổi thường là những người chính trực, công bằng và có đạo đức tốt.
- Họ truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty một cách rõ ràng và logic.
- Họ luôn khuyến khích sự sáng tạo và phát triển của từng cá nhân, họ luôn quan tâm đến những mong muốn của cấp dưới để cải thiện đội ngũ nhân sự của mình.
- Họ tạo được môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự trao đổi, hợp tác và tin tưởng.
Phân biệt giữa lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo chuyển đổi
Lãnh đạo giao dịch tập trung một cách trực tiếp vào việc quản lý một môi trường có cấu trúc và hướng dẫn rõ ràng. Nhà lãnh đạo giao dịch thường chỉ đạo nhân viên về những công việc cụ thể, đưa ra kỳ vọng, yêu cầu và quy tắc cụ thể.
Phong cách lãnh đạo giao dịch thường liên quan đến quá trình thưởng và phạt để khuyến khích nhân viên thực hiện công việc theo những yêu cầu đặt ra. Thói quen hàng ngày, lịch trình công việc, quy tắc và sự phân quyền là những yếu tố chủ chốt trong phương pháp lãnh đạo giao dịch.
Điều này khác hoàn toàn so với mô hình lãnh đạo chuyển đổi bởi tại môi trường lãnh đạo chuyển đổi nhân viên sẽ được trao quyền tự chủ và thỏa sức đổi mới, sáng tạo.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển cùng những ý tưởng mới phát triển
- Đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, cũng như mục tiêu của cá nhân với tổ chức.
- Xây dựng niềm tin và cảm hứng làm việc giữa các thành viên của tổ chức
- Khuyến khích đạo đức nghề nghiệp và sự chính trực của mọi người.
Nhược điểm
- Đòi hỏi cơ cấu tổ chức rõ ràng
- không thích hợp với các doanh nghiệp mới
- Không hiệu quả mới các mô hình quan liêu
Tác động của phong cách lãnh đạo
Khi người lãnh đạo áp dụng nghệ thuật lãnh đạo chuyển đổi sẽ tạo những tác động tích cực đến từng cá nhân trong tổ chức. Cụ thể:
Tăng hiệu suất công việc
Lãnh đạo chuyển đổi sẽ giúp khuyến khích và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Từ đó, năng suất công việc sẽ được nâng cao bằng cách tạo ra sự cam kết, hài lòng và trung thành.
Văn hóa
Phong cách lãnh đạo này sẽ giúp tạo môi trường làm việc tích cực, hợp tác nhờ tôn trọng ý kiến cá nhân của nhân viên. Nhân viên sẽ có được niềm tin, ý chí, giảm thiểu căng thẳng khi làm việc trong văn hóa doanh nghiệp cởi mở.
Tầm nhìn
Phong cách lãnh đạo này giúp xây dựng một tầm nhìn chiến lược rõ ràng và hấp dẫn bằng cách khám phá cơ hội, xác định mục tiêu và triển khai kế hoạch. Nhân viên theo dõi tầm nhìn chiến lược này sẽ có một hướng dẫn, mục tiêu, và kết quả rõ ràng.
Nghệ thuật lãnh đạo chuyển đổi sẽ giúp một doanh nghiệp xây dựng được một môi trường làm việc tích cực và cởi mở hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp sở hữu đội ngũ làm việc năng suất cao và tăng trưởng doanh thu.
Trên đây là những chia sẻ của Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo – SI Global về chiến lược lãnh đạo chuyển đổi. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn có được những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trên hành trình phát chiến lược lãnh đạo và tăng nhanh doanh thu hiệu quả nhất.
—————-
Học Viện Chiến Lược và Đổi Mới Sáng Tạo (SI Global)
Fanpage Facebook: Học viện SI Global
Hotline: 0966 644 800
Email: ngoc@thesiglobal.com
Website: https://thesiglobal.com/
Địa chỉ: 87 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.